Cựu ngôi sao VBA tỏa sáng ở giải bóng rổ miền Bắc mở rộng
Đây là trận đấu mà toàn bộ số tiền từ phát hành vé sẽ được sử dụng với mục đích từ thiện, ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn của bóng đá Việt Nam, qua đó đóng góp những điều tích cực cho xã hội.Tăng lương cơ sở từ ngày 1.7, các khoản trợ cấp BHXH tăng thế nào?
Ngày 7.3, một lãnh đạo UBND H.Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết vừa tiếp nhận thông tin báo cáo ban đầu về trường hợp 1 học sinh tiểu học ở xã Trà Dơn (H.Nam Trà My) tử vong do sốt cao, nghi mắc bệnh sởi.Học sinh tử vong là H.T.K.N (lớp 2, điểm trường nóc Ông Bình, Trường Phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn).Trước đó, em N. bị sốt cao, thầy cô giáo vận động đưa em đến cơ sở y tế điều trị nhưng gia đình không đồng ý.Ông Lê Huy Phương, Hiệu trưởng Trường phổ thông bán trú tiểu học - THCS xã Trà Dơn, cho biết em N. sốt cao 1 tuần qua, tối 5.3 thì tử vong.Theo ông Phương, hiện nay ở điểm trường nóc Ông Bình vẫn còn nhiều học sinh có biểu hiện sốt cao, đa phần gia đình không đưa đi khám mà để ở nhà tự xử lý.Khi thông tin về cái chết của em N. được báo cáo lên cấp trên, chính quyền đã cử người tới các làng ở Trà Dơn để kiểm tra. Được sự vận động của cán bộ, thầy cô giáo, nhiều trẻ sốt cao kéo dài được khiêng cõng xuống trạm y tế. Tuy nhiên, sau khi xuống trạm y tế xã thì bệnh tình có dấu hiệu chuyển nặng.Theo ông Phương, 23 giờ đêm qua 6.3, sau khi làm việc với lãnh đạo Trạm y tế xã Trà Dơn, ông đã dùng xe cá nhân đưa 4 ca nặng nhất xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam cấp cứu.Ông Phương cũng cho hay, hiện nay rất nhiều điểm trường lẻ nằm trên núi cao ở xã Trà Dơn có học sinh bị sốt cao. Triệu chứng, biểu hiện bệnh giống nhau nhưng đa phần gia đình để ở nhà điều trị. Trong sáng nay 7.3, khoảng 10 trẻ bị sốt, điều trị tại Trạm y tế xã Trà Dơn cũng đã được đưa xuống Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam theo dõi, điều trị.Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết đang tổ chức các đội tiêm vắc xin sởi tại nhiều xã vùng cao của H.Nam Trà My.Dịp Tết Ất Tỵ, ở một số xã vùng cao của H.Nam Trà My ghi nhận một số trẻ có triệu chứng sốt phát ban.Tính từ ngày 25.1 đến 4.2, có 43 trẻ (từ 1-12 tuổi) có triệu chứng sốt phát ban được tiếp nhận điều trị. Trong số 43 trẻ sốt phát ban, có trẻ đã được tiêm hoặc chưa tiêm và chưa đến tuổi tiêm vắc xin chứa thành phần kháng nguyên sởi. Hiện đã có 3 trong 4 ca tử vong nghi do mắc bệnh sởi.
Dấu hiệu nhận biết đến lúc nâng cấp máy tính
Cư dân mạng mới đây vô cùng bức xúc khi xem qua một đoạn video lan truyền trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội, ghi lại tình huống một tài xế cố tình lái ô tô lạng lách, đánh võng, chèn đường xe khác bất chấp nguy hiểm trên quốc lộ.Vụ việc được xác định xảy ra vào khoảng 17 giờ ngày 26.2.2025 trên Quốc lộ 13, đoạn qua địa bàn phường Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức, TP.HCM.Theo hình trích xuất từ camera hành trình gắn trên ô tô con cùng lưu thông, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên Quốc lộ 13, hướng từ Bình Dương về nút giao cầu Bình Lợi (TP.HCM). Khi đến khu vực gần ngã tư Bình Phước, tài xế phát hiện từ phía sau xuất hiện một ô tô khác loại MPV 7 chỗ màu xám trắng, hiệu Toyota Innova, mang biển kiểm soát 51G-518.71 đang chạy trên làn hỗn hợp sát lề đường bất ngờ vượt lên.Đáng nói, ngay khi vượt qua ô tô gắn camera hành trình, chiếc Toyota Innova lập tức bật xi-nhan sang trái xin nhập vào hàng xe đang nối đuôi nhau xếp hàng nhưng không được nhường đường. Do quá "cay cú", tài xế lái chiếc xe 7 chỗ này sau đó đã bất chấp nguy hiểm, cố lái xe lách lên, tạt đầu và liên tục lạng lách, đánh võng trước mũi ô tô gắn camera hành trình để… "dằn mặt".May mắn, vụ việc sau đó không dẫn đến xô xát hay tai nạn. Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại tình huống giao thông nói trên sau đó được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm mạng xã hội đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ cộng đồng mạng. Đa phần người xem qua vụ việc đều tỏ ra hết sức bức xúc và phẫn nộ trước hành vi lái xe lạng lách, đánh võng và thái độ thách thức của tài xế xe Toyota Innova nói trên.Bên cạnh đó, nhiều cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 40 - 50 đồng đối với người điều khiến xe thực hiện hanh vi điều khiến xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ (Khoản 12 Điều 6). Đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 - 12 tháng; tịch thu phương tiện nếu tái phạm.Trường hợp thực hiện hành vi vi phạm gây tai nạn, tài xế bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
"Ngày tết, mọi người thường có tâm lý chơi hết mình. Bình thường, có người làm việc với tác phong nghiêm túc, nhưng tết thì họ gác lại mọi suy tư, trút hết áp lực sang một bên để thư giãn, tận hưởng. Uống vài ly bia chúc mừng nhau năm mới rồi phiêu theo những bản nhạc sôi động. Hình ảnh này nếu đưa lên mạng xã hội hẳn là không hay ho lắm, nên nếu có người livestream thì người ta sẽ rất ngại, bữa tiệc kém vui ngay", anh Duy Hiếu bộc bạch.
Nhiều người ở chung cư TP.HCM ám ảnh mùi hôi, chất thải của chó mèo
Một cô gái tên N.N.A. (25 tuổi, ngụ tại Hà Nội) nhận được món quà mỹ phẩm từ người yêu nhân dịp Valentine. Do tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, cô đã sử dụng ngay mà không kiểm tra kỹ nguồn gốc. Sau 2 lần bôi, N.A. gặp tình trạng mẩn đỏ nổi khắp cổ, người, lưng, ngứa rát dữ dội. Sau đó, cô gái trẻ đã phải đến cơ sở y tế để thăm khám và được bác sĩ kết luận là bị viêm da dị ứng do tiếp xúc với thành phần kích ứng mạnh trong mỹ phẩm, thông tin báo Tuổi Trẻ ngày 20.2.Theo BS CKI. Nguyễn Ngọc Đức, công tác tại phòng khám Blossom aesthetic clinic và Láng’s clinic ở TP.HCM, bất kỳ một sản phẩm nào, kể cả sản phẩm được thiết kế cho nền da nhạy cảm cũng có khả năng gây dị ứng, kích ứng. Vì vậy việc kiểm tra phản ứng của da với các sản phẩm làm đẹp là một bước nên có trước khi sử dụng lâu dài. Trước khi sử dụng một loại mỹ phẩm mới, Nguyễn Thị Kim Tiền, sinh viên Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM có thói quen kiểm tra sản phẩm ấy trên da tay trước khi sử dụng trực tiếp lên mặt. “Khi sử dụng một loại kem dưỡng da hay kem chống nắng, sữa rửa mặt, thì ngoài việc tìm hiểu kỹ về thành phần của sản phẩm mình còn thận trọng test trên da tay trước thay vì bôi ngay lên mặt. Sau đó, nếu da không có phản ứng gì mình mới yên tâm sử dụng trên mặt”, Tiền cho biết.Tương tự, cũng cẩn trọng mỗi khi sử dụng mỹ phẩm, Huỳnh Lê Phương Nghi (24 tuổi), ngụ tại hẻm 819 Nguyễn Kiệm, Q.Gò Vấp (TP.HCM), chia sẻ: “Khi muốn sử dụng một loại mỹ phẩm nào đó mình sẽ tìm hiểu trước về thành phần, sau đó, tham khảo những đánh giá của người có chuyên môn, người đã từng sử dụng. Mình luôn chọn những loại mỹ phẩm có tên tuổi, thương hiệu phổ biến và mua ở những cửa hàng uy tín”.Nói về cách để kiểm tra mỹ phẩm xem có dị ứng với da của mình hay không, bác sĩ Đức chia sẻ: “Mọi người có thể thử bôi mỹ phẩm ở những vùng da như mặt trong cẳng tay, sau vành tai, viền hàm một lượng nhỏ và theo dõi trong vòng một tuần để đánh giá tính kích ứng ngắn hạn (ngay sau khi bôi) đến dài hạn (vài ngày sau bôi). Sau đó ghi nhận các mức độ phản ứng của da để nhận biết da phản ứng bình thường hay bất thường”.Theo bác sĩ Đức, để hạn chế nguy cơ dị ứng mỹ phẩm thì cần lưu ý các vấn đề sau: “Cần nắm rõ thành phần hoạt chất trong các sản phẩm sử dụng. Tránh sử dụng kem trộn, thuốc rượu vì gây suy yếu hàng rào bảo vệ da. Kiểm tra trên da với những hoạt chất mạnh như retinoids, AHA, BHA… Phục hồi da đủ tốt khi sử dụng các hoạt chất đặc trị mạnh như retinoids, AHA, BHA. Nhận biết các dấu hiệu kích ứng, dị ứng từ sớm để tránh tăng độ nhạy cảm cho da. Ghi nhớ tiền sử các sản phẩm dị ứng, kích ứng. Thăm khám với bác sĩ để được đánh giá chính xác nhất tình trạng da của mình”.Nói về cách xử lý khi bị dị ứng, kích ứng mỹ phẩm, bác sĩ Đức cho biết: “Cần ngưng sử dụng ngay các sản phẩm nghi ngờ gây dị ứng. Làm sạch da nhẹ nhàng bằng nước sạch. Sử dụng các hoạt chất phục hồi giảm kích thích cho da, các hoạt chất kháng viêm. Kháng sinh sẽ cần thiết trong trường hợp bội nhiễm. Tránh nắng kỹ để hạn chế tăng sắc tố sau viêm. Không sờ gãi vì sẽ tăng tình trạng viêm cũng như bội nhiễm”.